LONGXUYEN FC
WELCOME TO LONGXUYEN FC

CLB bóng đá của đồng hương Long Xuyên (An Giang) và những người bạn !!!

Join the forum, it's quick and easy

LONGXUYEN FC
WELCOME TO LONGXUYEN FC

CLB bóng đá của đồng hương Long Xuyên (An Giang) và những người bạn !!!
LONGXUYEN FC
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Log in

I forgot my password

Latest topics
» LỊCH THI ĐẤU NGÀY 10/01/2015
by teddypham Sat Jan 10, 2015 12:58 am

» HAPPY NEW YEAR 2015
by phananh Wed Dec 31, 2014 3:56 pm

» LỊCH THI ĐẤU 20/12
by biminho Tue Dec 16, 2014 1:03 pm

» LỊCH THI ĐẤU NGÀY 13/12
by teddypham Wed Dec 10, 2014 10:29 pm

» LỊCH THI ĐẤU 06/12
by Rainy Fri Dec 05, 2014 12:36 pm

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Social bookmarking

Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of LONGXUYEN FC on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of LONGXUYEN FC on your social bookmarking website

Statistics
We have 126 registered users
The newest registered user is gilahav

Our users have posted a total of 10278 messages in 978 subjects
Who is online?
In total there are 24 users online :: 0 Registered, 0 Hidden and 24 Guests

None

[ View the whole list ]


Most users ever online was 396 on Mon May 17, 2021 6:15 am

CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN, THỨ SÁU 03/08/12: CÂU CHUYỆN CỦA 1 ĐỨA CON LAI ĐI TÌM CỘI NGUỒN

4 posters

Go down

CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN, THỨ SÁU 03/08/12: CÂU CHUYỆN CỦA 1 ĐỨA CON LAI ĐI TÌM CỘI NGUỒN Empty CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN, THỨ SÁU 03/08/12: CÂU CHUYỆN CỦA 1 ĐỨA CON LAI ĐI TÌM CỘI NGUỒN

Post by Admin Fri Aug 03, 2012 12:20 pm


CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN, THỨ SÁU 03/08/12:
CÂU CHUYỆN CỦA 1 ĐỨA CON LAI ĐI TÌM CỘI NGUỒN

Câu chuyện cuối tuần "số đầu tiên" này, Admin xin làm người tiên phong để chia sẻ với các bạn về 1 câu chuyện rất cảm động. Đó là câu chuyện của 1 người con lai từ thời chiến, giờ đây đã thành danh và đang sống ở Mỹ, muốn tìm lại cội nguồn của mình ở Việt Nam...Cuộc đời sẽ chẳng ý nghĩa nếu như bạn có 1 núi tiền nhưng chẳng biết ai là cha mẹ của mình....Và đó là 1 câu chuyện đau lòng có thật của 1 trong vô số những "đứa con lai" thời chiến....

Phần 1:
[Only admins are allowed to see this link]

Nỗi buồn con lai của ca sĩ Mỹ gốc Việt


Từ đầu năm 2012, người ta thấy bóng một chàng trai Mỹ
đen có giọng ca buồn ảo não thấp thoáng khắp các đường phố Hà Nội, Quảng
Nam, TP HCM để… tìm người mẹ ruột và cội nguồn bí ẩn của mình.

[Only admins are allowed to see this link]



Chàng trai ấy là Randy, nổi lên từ năm 1992 trong làng giải trí cộng
đồng người Việt ở Mỹ với giọng ca mộc, không trau chuốt như lời tự sự
trào ra từ cõi lòng, khiến khán thính giả phải rơi nước mắt. Giọng ca
của anh đã đưa ca khúc "Nó" chu du khắp cộng đồng người Việt trên thế
giới, rồi theo con đường record đĩa lậu tràn về các miệt vườn sâu tận
quê nhà Việt Nam. Giai đoạn đó, hầu như đi đâu người ta cũng nghe giọng
anh nỉ non: "Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ…".
Chuyến về Việt Nam lần này là chuyến thứ 4 trong hành
trình tìm cội nguồn bí ẩn của Randy - ca sĩ mang hai dòng máu Mỹ - Việt.
Chuyến đầu tiên vào năm 2007. Chuyến này, anh đặt chân xuống sân bay
Tân Sơn Nhất đúng vào ngày giao thừa tết Dương lịch 2011-2012.

Từ khi bắt đầu nhận biết mình tồn tại trên cõi đời
này, anh đã thấy mình mang tên Trần Quốc Tuấn và đang sống trong một cô
nhi viện của nhà thờ. Như bao đứa trẻ mồ côi khác, anh sống những ngày
ấu thơ vô ưu trong vòng tay thương yêu của những dì sơ. Mặc dù có cái
tên Việt chính thức trong khai sinh là Trần Quốc Tuấn, sinh năm 1971
nhưng anh vẫn lờ mờ nhận ra gốc gác hai dòng máu Mỹ - Việt của mình qua
lời nói của những người xung quanh: "Đó là thằng nhóc lai Mỹ đen".

Theo chính sách của Viện mồ côi, các dì sơ tìm cho anh
một gia đình nhận làm con nuôi. Cuối năm 1975, một gia đình nông dân ở
thôn 3, Cẩm Hà (nay là Thanh Hà), Hội An nhận nuôi anh. Người mẹ nuôi
tên Nguyễn Thị Nữ và cha nuôi tên Nguyễn Húy. Họ có tất cả 7 người con
gồm 5 trai 2 gái nhưng không hiểu sao, tất cả những người con trai trong
gia đình này đều chết non. Họ xin nhận anh làm con nuôi để khỏa lấp nỗi
đau mất con. Dù mang tiếng là con nuôi nhưng anh chỉ được phép gọi mẹ
nuôi bằng "thím" và cha nuôi bằng "chú".

Thời điểm đó, đất nước đang trong giai đoạn phục hồi,
nền kinh tế bị khủng hoảng do di chứng chiến tranh, nhiều gia đình khu
vực nông thôn thiếu đói. Do cái nghèo cái khó bủa vây, bà mẹ nuôi phải
lãnh bò về cho anh chăn thuê để kiếm thêm tiền gạo. Do mặc cảm thân phận
con lai, anh mang ý nghĩ mình như một người ngoài hành tinh lạc loài
giữa trái đất nên tự xa lánh mọi người, chui rúc vào rừng hoang, ruộng
vắng, buồn một mình.

Đến năm 1983, khi nghe tin Chính phủ Mỹ có chính sách
cho những gia đình nuôi con lai Mỹ ở Việt Nam nhập cư. Một gia đình
người Hoa ở Hội An muốn nhập cư Mỹ nên đề nghị mẹ nuôi giao anh cho họ.
Đổi lại, họ trao cho mẹ nuôi anh 3 cây vàng. Đang vật vã với cái nghèo,
cái khổ, người mẹ nuôi đồng ý giao anh. Anh nhập hộ khẩu vào gia đình
người Hoa này để hợp thức hóa thủ tục xin di trú vào Mỹ. Dù nhận làm con
nuôi nhưng gia đình người Hoa nọ hoàn toàn không có chút thiện cảm nào
với anh. Để chứng minh "công nuôi dưỡng", họ cho anh đi học.

Đến năm 1987, lại có nguồn tin cho biết chính phủ Mỹ
bỏ chính sách nhập cư trẻ lai, gia đình người Hoa này cho rằng mình "đầu
tư nhầm chỗ" nên không cho anh đi học nữa. Họ hoàn toàn bỏ mặc anh.
Mang nỗi mặc cảm, tự ti thân phận anh lang thang đi tìm việc làm thuê để
tự nuôi sống mình.

Anh xin vào một xưởng chế biến xì dầu để có cơm ăn,
chỗ ở và nhận chút tiền lương. Năm 1987, cha nuôi anh bị chứng ung thư
bộc phát. Lần đầu tiên đem món tiền làm thuê về thăm cha nuôi, anh rất
hạnh phúc. Trong cơn đau, cha nuôi muốn được ăn tô bún bò. Anh dùng đồng
tiền của mình đi mua bún bò cho ông. Ông vừa ăn vừa khóc vì sung sướng.
Đang ăn, ông ho ra máu rồi qua đời.

[Only admins are allowed to see this image]
Ca sĩ Randy.
Đến năm 1990,
gia đình người Hoa tất tả đi tìm anh về vì có thông báo chính thức từ
Đại sứ quán Mỹ. Anh cùng gia đình người Hoa này được sang California
định cư.


Những tưởng chính phủ của "quê cha" sẽ dang tay chào
đón giọt máu của những người "chết vì lá cờ Mỹ", không ngờ, họ chẳng
đoái hoài gì đến thân phận của hơn 20.000 đứa trẻ lai ở chiến trường
Việt Nam. Anh chỉ nhận được tấm "thẻ xanh" như những người lưu vong
khác. Khi gia đình người Hoa đã đạt được mục đích, thì họ cũng chẳng
thiết đoái hoài đến anh nữa.

Theo quy chế, hàng tháng Chính phủ Mỹ trợ cấp cho gia
đình người Hoa đó một khoản tiền tính theo số đầu người. Họ sòng phẳng
trao cho anh 220 USD. Anh phải trả 100 USD cho họ để được ngủ ở phòng
khách, 80 USD còn lại cho tiền ăn.

Lạ khí hậu, anh đổ bệnh nhưng không ai chăm sóc. Nằm
bẹp gí trong căn phòng khách cô đơn, nhớ về quê mẹ Việt Nam, anh khóc
tủi thân một mình. Lạc lõng giữa đất Mỹ, anh lại muốn quay về quê mẹ
nhưng không thể. Sau 7 tháng làm quen môi trường mới, anh tự mò mẫm đi
làm hồ sơ xin nhập học. Nhờ bản tính hòa đồng, thân thiện anh có được
nhiều bạn bè ở ngôi trường này.

Năm 1992, anh tham gia một cuộc thi karaoke có 80 thí
sinh và đạt được giải khuyến khích. Phấn khích, anh tiếp tục tham gia
cuộc thi hát karaoke được tổ chức ở quán cà phê Văn - California, lần
này anh đã đoạt giải nhất với ca khúc "Lần đầu cũng là lần cuối". Giọng
ca lạ, u buồn của anh đã thu hút sự chú ý của một nhạc sĩ (nay đã qua
đời). Nhờ sự giới thiệu của nhạc sĩ ấy mà anh được Trung tâm Hải Âu ký
hợp đồng mời hát. Trung tâm Hải Âu giao cho anh ca khúc "Nó". Lần đầu
tiên thể hiện ca khúc này, anh cảm nhận được "thằng bé" mồ côi trong
nhạc phẩm chính là thân phận thật của mình. Đồng cảm với ca khúc, anh đã
hát như khóc than cho chính số phận con lai của mình. Những uất ức,
buồn tủi ứ đọng từ thuở ấu thơ tràn hết qua giọng ca của anh. Những
người lần đầu nghe anh hát đều rơi lệ thổn thức. Có người đã ôm lấy anh
khóc òa.

Kiểu hát tự sự bằng giọng mộc, tự do phiêu, không cầu
kỳ của anh đã khiến làng ca nhạc Việt ở hải ngoại có thêm màu sắc mới.
Anh bắt đầu xuất hiện thường xuyên ở các sân khấu ca nhạc Việt ở Mỹ. Ở
buổi hát nào anh cũng chạm đến tuyến lệ của người nghe.

Sau này, anh được một số ca sĩ có tên tuổi khác mời
hát chung. Thời điểm vàng son, trung bình mỗi tháng anh thu nhập khoảng
20.000 USD. Đời anh rẽ sang trang mới, đầy ánh hào quang.

Nghe ca sĩ Randy hát về quê hương


Không còn vật lộn với miếng ăn, chỗ ở nữa, anh có thời gian để nghĩ đến quá khứ của mình.

Câu hỏi "mẹ là ai ở quê nhà" bắt đầu trào dâng trong
tâm khảm Randy. Những đêm cô đơn quạnh hiu, anh tưởng tượng mẹ ruột của
mình là một bà lão mặc áo bà ba, tóc sương, hiền hậu. Cứ mỗi dịp đến
ngày Mother's day, anh thèm được tặng quà cho mẹ như mọi người. Nỗi day
dứt ấy xui khiến anh tự sáng tác một ca khúc về mẹ. "Cuộc đời tôi
nơi đây, bước chân trên đường xa lạ. Dù là nơi quê cha, vẫn mang nhiều
chua xót... Ôi nói sao cho vừa, bao nhớ nhung trong tim tràn dâng...
".

Randy đến với nghiệp hát như một sự tình cờ của số
phận. Anh không có chút kiến thức nhạc lý khi đã đăng quang trên sân
khấu. Vì thế, ca khúc "Mẹ" của anh cũng chỉ nằm trong ý tưởng sáng tác.
Anh quyết định đi học một lớp nhạc lý căn bản tại trường Golden West để
có thể tự sáng tác. Đến năm 2000, anh mới hoàn chỉnh ca khúc "Mẹ". Ca
khúc lập tức được nhiều người đón nhận, bởi nó được sáng tác bằng tất cả
nỗi niềm khát khao của một đứa trẻ mồ côi.

Dù sống trên đất Mỹ, Randy chưa bao giờ có ý định tìm
cha mình là ai, mặc dù, chuyện đó hoàn toàn không khó. Ở Mỹ, muốn tìm
cha, anh chỉ việc đến Trung tâm lưu trữ hồ sơ lính Mỹ tham chiến ở Việt
Nam thử ADN là có kết quả. Nhưng anh không làm. Anh hận cuộc chiến tranh
của quê cha đã tạo ra những nghịch cảnh ở quê mẹ. Anh căm ghét cái giả
dối, đạo đức giả của chính phủ quê cha lúc bấy giờ, với ý nghĩ: "Họ thực
hiện các chính sách đón con lai để kiếm phiếu bầu của cử tri chứ họ
không hề đoái hoài đến số phận của những con người này".

Randy tâm sự trong anh chỉ có duy nhất tình yêu quê mẹ
đã cưu mang đùm bọc anh từ thuở lọt lòng. Anh hướng lòng về quê mẹ
trong những ca khúc buồn và tự hứa sẽ về Việt Nam tìm mẹ ruột.

Dấu tích ở viện mồ côi


Trở thành ca sĩ nổi tiếng, Randy đi diễn khắp các cộng
đồng người Việt trên thế giới. Sau mỗi lần hát xong, anh luôn nhắn nhủ
lời tìm mẹ với khán giả. Nhiều lần anh tự hỏi rồi tự trả lời với lương
tâm mình: Điều tôi cần duy nhất trong đời này là chính thức một lần gặp
mẹ, được cảm nhận tình cảm máu mủ ruột rà.

Năm 2007, sau nhiều lần thu xếp, anh quyết định về Việt Nam tìm về cội nguồn thật của mình.

Nơi đầu tiên anh tìm đến là nhà mẹ nuôi đã hơn 80 tuổi
để hỏi thăm một số thông tin về gốc gác của mình. Lần theo thông tin
này, Randy đến Viện mồ côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng. Sơ Diệu Thới đặt trước
mặt anh một quyển sổ ghi chép khá dày. Anh và sơ dò tìm suốt ngày mới
tìm ra cái tên Trần Quốc Tuấn của mình. Theo ghi chép, anh sinh vào ngày
25/1/1971 tại Bệnh viện Hải Châu, Đà Nẵng. Một tháng sau, tức ngày
26/2/1971, chính mẹ ruột của anh mang anh đến gửi vào Viện. Tiếc rằng,
tên mẹ ruột của anh không được ghi vào sổ. Bí mật này, có lẽ bà sơ ghi
chép nắm giữ, nhưng bà đã qua đời. Cũng theo thông tin trong sổ ghi
chép, ngày 15/11/1975, anh được giao cho người mẹ nuôi mà anh biết.

Sơ Diệu Thới phân tích, tất cả những đứa trẻ mồ côi
không lai lịch, khi đến Viện đều được mang tên lót là "Bảo" và mang họ
của người tiếp nhận. Riêng anh mang tên lót là "Quốc", chứng tỏ, khi vào
Viện, anh đã có tên sẵn do chính mẹ ruột đặt cho. Điều đó mang cho anh
chút hy vọng mong manh rằng mẹ đang sống đâu đó trên đất nước Việt Nam
và anh vẫn còn có cơ hội tìm gặp mẹ. Nhưng những dòng chữ ít ỏi lưu
trong sổ không hề có chỉ dấu nào để anh lần ra tông tích của bà. Randy
bật khóc như đứa trẻ bị số phận đời chối bỏ. Anh còn khóc vì lần đầu
tiên biết thân phận, gốc gác thật của mình.

[Only admins are allowed to see this image]
Chân dung mẹ của Randy vẽ từ nhà ngoại cảm.
Anh đi tìm nhà ngoại cảm Đoàn Việt Tiến với hy vọng
mong manh. Nhà ngoại cảm cho biết, mẹ anh đã chết, đồng thời vẽ lại chân
dung mẹ cho anh. Đi đâu anh cũng mang theo bức ảnh này. Nhà ngoại cảm
hứa sẽ tìm mộ mẹ cho Randy. Nhưng trong tâm khảm mình, anh không tin mẹ
đã chết. Chính sự khao khát về mẹ đến vô bờ như vậy nên mỗi lần về Việt
Nam anh vẫn mòn mỏi kiếm tìm…

Sau 4 lần về Việt Nam, chuyến này, anh dự định ở lại 2 năm để tìm cho ra tông tích mẹ.

Randy chia sẻ: "Tôi vẫn tin rằng, khi giao tôi cho
Viện cô nhi, mẹ tôi rất khổ đau. Có lẽ do áp lực gia đình, áp lực chiến
tranh, mẹ tôi buộc lòng phải làm thế. Nếu mẹ nhẫn tâm, có thể mẹ bỏ tôi
đâu đó ngoài đường. Mẹ mang tôi đến tận Viện cô nhi, tức là mẹ mong tôi
được các sơ chăm sóc tốt, sống nên người".

Anh tự hào về dòng máu Việt trong huyết quản của mình, thế nên trong tất cả các sáng tác của mình, anh đều hướng về quê mẹ. Ca
khúc "Ước gì cho quê hương" là nỗi lòng thật của anh dành cho quê mẹ:
"Ước mơ ngày trở về quê mẹ hiền tôi thương nhớ. Đường làng cây đa đó có
bao giờ tôi quên. Ta cùng nhau ước cho quê hương hết những nhọc nhằn,
cho mọi người ta thương ta mến…
".



Mới đây [Only admins are allowed to see this link]
72 tuổi đang sống ở Đồng Nai đã lên tiếng nhận Randy là con ruột bỏ rơi
của mình, với nhiều cơ sở cho rằng câu chuyện cuộc đời của anh tương
đồng với những điểm về đứa con lai bà gửi vào Viện mồ côi Thánh Tâm Đà
Nẵng. Bận chuẩn bị chương trình ca nhạc tại Hà Nội, Randy vẫn chưa vào
Nam để gặp mặt người phụ nữ này. "Cũng có thể không phải là con tôi,
nhưng tôi vẫn muốn gặp Randy một lần để nói rằng nếu nỗi tủi thân của
đứa con lai mồ côi là một thì nỗi tủi nhục, đau đớn của bà mẹ có con lai
như tôi phải là 10. Hãy thông cảm và tha thứ cho những bà mẹ giống
tôi", bà cụ chia sẻ.

Phần 2:
[Only admins are allowed to see this link]

Người mẹ Việt và đứa con lai ca sĩ nổi tiếng


Đứa bé da đen chào đời mới 7 ngày tuổi, người mẹ gửi
vào Viện mồ côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng rồi khăn gói dắt con trai lớn cũng
lai Mỹ vào Sài Gòn lập nghiệp. Sau 40 năm, ngày nay bà ngờ rằng ca sĩ Mỹ
gốc Việt Randy chính là giọt máu bỏ rơi của mình.



Người mẹ ngày nay đã là một bà lão 72 tuổi đang cư ngụ
ở Trảng Bom, Đồng Nai. Bà sống một mình trong căn phòng trọ khoảng 12
m2. Tài sản có giá trị duy nhất trong căn phòng là chiếc tivi cũ kỹ và
có lẽ cả những dĩ vãng đau lòng...

Nét phong sương vẫn còn phảng phất đâu đó trên mái tóc
bạc trắng, trong ánh mắt đượm buồn và giọng Huế nho nhã của bà lão đã
bước sang tuổi xưa nay hiếm. Bà cho biết, đây là lần đầu tiên trong đời
chia sẻ những góc khuất đời tư mà bà giữ bí mật suốt 40 năm qua...

Bà sinh năm 1940 tại Huế trong một gia đình trọng nho
hơn mạng, trọng lễ hơn tài. Bà có rất đông anh chị em. Cha làm việc cho
chính quyền chế độ trước và được điều về Sài Gòn công tác vào khoảng năm
1963, mang theo cái gia đình đông đúc ấy vào theo. Cô con gái xứ Huế
lọt thỏm giữa chốn phồn hoa đô hội đã nhanh chóng sa ngã vào những cám
dỗ cuộc đời. Giận đứa con gái không vâng lời, cha mẹ đã thẳng tay đuổi
bà ra khỏi mái ấm. Thay vì tạ lỗi, cô con gái 25 tuổi cương quyết ra đi
để tìm cuộc sống riêng cho mình bằng hai bàn tay trắng, không một đồng
lận lưng.

[Only admins are allowed to see this image]
Bức ảnh chân dung người mẹ chụp năm 1970.
Người phụ nữ nhớ lại, năm ấy nghe lời giới thiệu của
bạn bè, cô gái xứ Huế vô gia cư xin vào làm bồi phòng ở cư xá Trương
Minh Giảng. Đó là một chung cư dành cho quân nhân, nhân viên của phi
trường Tân Sơn Nhất. Những ngày làm ở đây, bà quen với một quân nhân Mỹ
gốc Phi có cái tên thường gọi là Kha Lưa. Chàng trai Mỹ xa gia đình luôn
mang nỗi sợ chiến tranh và cô gái tứ cố vô thân nhanh chóng đồng cảm
rồi yêu nhau lúc nào chẳng hay. Khi cô gái có bầu được 3 tháng, chưa kịp
báo tin thì anh ta mãn hạn quân dịch trở về nước rồi bặt tin luôn.

Mang mặc cảm "chửa dại", bà bỏ việc đi giặt đồ thuê
kiếm tiền sinh con. Đứa bé trai ra đời với nước da đen nhẻm và mái tóc
quăn tít. Dù biết sẽ chịu lời đàm tiếu của xã hội đang lên án cuộc xâm
lược của quân đội Mỹ, bà vẫn giữ lấy giọt máu với hy vọng có ngày người
cha trở lại tìm con. Sau này bà mới biết đó là điều hoang tưởng.

Không tiền, không nhà cửa và không thân nhân, cuộc đời
bà rơi xuống tận đáy xã hội. Bà ôm đứa con không cha đi làm "ôsin" cho
các quán bar. Cuối năm 1970, tại một quán bar ở Phú Thọ, bà phát hiện
mình lại có thai hơn 3 tháng với một người Mỹ khác. Lần này, bà chưa kịp
biết tên tác giả bào thai thì ông ta biệt tích.

Đầu năm 1971, lẩn trốn thị phi, bà ôm con rời Sài Gòn
về Đà Nẵng sống nhờ một người chị họ để chuẩn bị cho đứa bé ra đời. Vợ
chồng người chị nghèo khổ với 6 đứa con nheo nhóc chấp nhận cưu mang
thêm 2 mẹ con bà. Tuy họ không nói ra nhưng bà hiểu mình chỉ được phép
tá túc ở đó trong thời gian vượt cạn. Bà có liên lạc với cha mẹ nhưng
chỉ nhận được lời tuyên bố: Từ con. Lý do đơn giản vì bà đã làm xấu hổ
gia phong lễ giáo của gia đình. Đứa cháu ngoại lai đầu tiên ra đời trong
bối cảnh cả miền Nam đang sục sôi phong trào biểu tình lên án Chính phủ
Mỹ xâm lược đã khiến cha mẹ bà rời bỏ Sài Gòn, bỏ xứ để tránh tai tiếng
do bà tạo ra. Bây giờ có thêm đứa con lai, kể như bà đã tự đẩy mình xa
vĩnh viễn cha mẹ.

[Only admins are allowed to see this image]
Người mẹ già ngày nay luôn ray rứt mong tìm được đứa con lai.
Rứt ruột gửi con


Lần sinh này do thai khó, bà phải chịu mổ. Thời đó chi
phí cho một ca sinh mổ rất đắt, số tiền dành dụm của bà cạn sạch. Lượng
sức mình không thể nuôi nổi 2 đứa con trong tình cảnh vô gia cư, nghe
theo lời khuyên của người chị họ, khi đứa bé thứ hai mới 7 ngày tuổi, bà
gửi cho Viện mồ côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng. Khi giao con cho các sơ, bà
mong đứa bé sẽ được chăm sóc tốt hơn là sống trong cảnh lang bạt kỳ hồ
cùng bà.

Nhớ lại điều này, bà rơi nước mắt: "Không người mẹ nào
muốn rứt núm ruột của mình. Không có nỗi đau nào hơn khi rời xa nó.
Nhưng cặp nách một đứa bé sơ sinh, trong khi túi đã cạn tiền, không chỗ
tá túc thì cả 3 mẹ con cùng chết đói. Tôi phải đi làm việc ngay để có
cái ăn".

Dù chưa hồi sức sau ca sinh, bà dắt đứa con lớn trở về
Sài Gòn ngay. Lần này, bà thuê một căn phòng trọ ở chợ Sài Gòn sống an
phận bằng nghề may thuê quần áo cho các shop ở chợ. Dù thương nhớ đứa
con ở Viện mồ côi nhưng bà không đủ tiền để đi thăm. Cuộc sống giữa Sài
Gòn khiến bà luôn thiếu hụt. Bà lại cắn răng đem đứa con đầu nhờ một
linh mục nuôi ăn học.

Năm 1975, Sài Gòn được giải phóng, chính quyền cách
mạng trợ cấp cho bà một năm lương thực, một ngôi nhà và một lô đất tại
vùng kinh tế mới ở Bù Đăng, Sông Bé (nay là Bình Phước). Cuộc đời bà rẽ
sang trang khác, tươi đẹp hơn. Lần đầu tiên trong đời thoát cảnh vô gia
cư, bà xin nhận lại đứa con từ người linh mục. Phận mẹ góa nuôi con côi ở
vùng đất mới khổ cực trăm đường, bà vẫn nuôi đứa con trưởng thành.
Người con này lấy vợ, sinh cho bà một cháu trai và một cháu gái.

Năm 2000, không có tiền để làm thủ tục xuất cảnh theo
diện con lai, bà làm thủ tục giao đứa con trai đầu cho một gia đình khá
giả làm con nuôi. Người con này hiện sống ở Mỹ, thường xuyên gửi tiền về
cho bà chi tiêu. Các cháu của bà cũng thỉnh thoảng về Việt Nam thăm bà.
Người con này đang làm thủ tục bảo lãnh bà sang Mỹ để chăm sóc. Chính
vì vậy mà bà thuê căn phòng trọ này để ở tạm trong thời gian chờ xuất
cảnh sang Mỹ.

Mong muốn gặp lại đứa con đã gửi vào Viện mồ côi Thánh
Tâm, bà bật khóc: "Tôi không mong nó tha thứ. Tôi chỉ mong gặp nó một
lần để nói cho nó hiểu tôi đã khổ tâm như thế nào khi gửi nó vào viện mồ
côi". Những giọt nước mắt ăn năn lăn dài theo những vết nhăn trên gương
mặt đau khổ.

Từ một bài báo viết về ca sĩ người Mỹ gốc Việt Randy khá nổi tiếng ở Việt Nam đang tìm kiếm người mẹ ruột, bà nói rằng "tôi bàng hoàng vì có vài sự trùng hợp với đứa con mà tôi gửi vào Viện mồ côi Thánh Tâm".

[Only admins are allowed to see this image]
Ca sĩ Mỹ gốc Việt Randy.
Bà run rẩy lục tìm những chiếc đĩa CD, VCD nhạc của ca
sĩ Randy, rưng rưng: "Lần đầu tiên nghe Randy hát bài “Nó”, tôi đã bật
khóc. Hình ảnh đứa bé mồ côi trong bài hát cứ ám ảnh, cào xé tâm can tôi
hoài. Linh cảm đã khiến tôi nghĩ mình có mối liên hệ thiêng liêng nào
đó đối với Randy".

Bà nói rằng đã dò hỏi về thân phận của Randy. "Khi
biết Randy là con lai tôi bàng hoàng. Lúc đó, tôi chưa biết Randy xuất
thân ở Viện mồ côi Thánh Tâm nhưng tôi cứ mang máng nhận ra nó mang thân
phận giống đứa con thất lạc của mình. Tôi nhờ người lùng mua tất cả
những đĩa ca nhạc của Randy về nghe và khóc thầm một mình. Mỗi khi Randy
ra một album mới, tôi đều tìm mua cho bằng được. Nghe Randy hát bài
“Mẹ”, tôi suy sụp tinh thần".

Nỗi ân hận một thời lầm lỡ


Bà đặt những bìa đĩa CD có ảnh của ca sĩ Randy bên
cạnh những bức ảnh của đứa con trai đầu trên bàn như để nguôi ngoai nỗi
ray rứt. Trong khay nhựa, bà cất giữ rất nhiều đĩa CD của chàng ca sĩ
lai, kể cả những đĩa in sang lậu.

Bồi hồi suy tưởng về quá khứ, bà cho biết, sau khi gửi
đứa con mới 7 ngày tuổi vào Viện mồ côi Thánh Tâm khoảng vài năm bà có
trở lại thăm nhưng đứa bé không còn ở đó nữa. Các sơ cho biết, một số
đứa trẻ ở Viện, trong đó có con của bà được những người hảo tâm nhận làm
con nuôi. Bà không đủ tiền để truy tìm tông tích đứa bé đành ngậm ngùi
trở về Sài Gòn.

Thất lạc đứa con, lòng đau như cắt nhưng bà được an ủi
phần nào khi nghĩ rằng, con bà được sống sung sướng, hạnh phúc trong
một gia đình khá giả. Dù vậy, thỉnh thoảng bà vẫn khóc thầm vì xót xa lo
ngại con bà sống trong cảnh lang thang cơ nhỡ. Mỗi lần cơn ác mộng đó
ập về, bà lại tự dằn vặt mình. Mỗi khi ra đường trông thấy một thanh
niên nào đó có màu da sẫm là bà đến nhìn thật kỹ rồi hỏi thăm nhân thân
để tìm chút hy vọng mong manh.

Bà bày tỏ: "Cho dù có thể không phải con tôi, tôi cũng
muốn gặp để nói cho Randy biết rằng, nếu nỗi tủi thân của một đứa con
lai mồ côi là một thì nỗi tủi nhục, đau đớn của bà mẹ có con lai như tôi
phải là 10. Hãy thông cảm và tha thứ cho những bà mẹ giống tôi. Những
người phụ nữ có quá khứ tuổi trẻ không đẹp thường che giấu bằng cách
không kể với mọi người. Còn những bà mẹ như tôi, đứa con tố cáo tất cả.
Nghịch cảnh ở chỗ, tình yêu đứa con - chỗ dựa tinh thần, lại cũng chính
là nỗi tủi nhục quá khứ cho dù mọi người xung quanh không lên tiếng".



Randy là giọng ca nổi lên trong cộng đồng giải trí
người Việt ở Mỹ vào năm 1992, được nhiều người biết đến. Ca sĩ là một
đứa con lai Việt - Mỹ, sinh ra và lớn lên ở Việt Nam với nhiều khốn khó,
từng sống ở Viện mồ côi Thánh Tâm, được cho làm con nuôi, xuất cảnh
sang Mỹ theo diện con lai. Trở về Việt Nam năm 2007, nhiều năm nay anh
chú tâm tìm kiếm người mẹ thất lạc. Randy đang bận bịu chuẩn bị cho một
chương trình ca nhạc tại Hà Nội nên chưa có dịp gặp người phụ nữ tự nhận
là mẹ của chàng ca sĩ lai.

***************************************************************

Hy vọng Randy sẽ sớm tìm ra câu trả lời của mình...Và nếu như bà cụ trên thực sự là người mẹ mà Randy đang tìm kiếm thì thật là hạnh phúc cho anh khi mẹ mình vẫn còn sống và có thể nhìn thấy mẹ bằng xương bằng thịt.

Tình mẫu tử là 1 cái gì đó rất thiêng liêng mà khi mất đi, người ta mới càng thấy được giá trị thiêng liêng của nó. Đôi khi chỉ là 1 cái ôm từ mẹ, đối với người này là 1 điều quá đỗi bình thường đôi khi đến mức nhàm chán, nhưng với người khác, đó là 1 sự thèm khát tột cùng... Sad Sad Sad

Vì vậy, hãy biết quý và trân trọng khi vẫn còn 1 người mẹ bên mình, bởi vì mình chính là 1 trong những người hạnh phúc nhất !!!



Admin
Admin
Admin
Admin

Posts : 481
Join date : 2010-10-17

https://longxuyenfc.forumotion.com

Back to top Go down

CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN, THỨ SÁU 03/08/12: CÂU CHUYỆN CỦA 1 ĐỨA CON LAI ĐI TÌM CỘI NGUỒN Empty Re: CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN, THỨ SÁU 03/08/12: CÂU CHUYỆN CỦA 1 ĐỨA CON LAI ĐI TÌM CỘI NGUỒN

Post by Alan La Fri Aug 03, 2012 1:28 pm

Thanks ! một câu chuyện rất hay ...

Alan La

Posts : 310
Join date : 2010-10-18
Age : 45
Location : AG

Back to top Go down

CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN, THỨ SÁU 03/08/12: CÂU CHUYỆN CỦA 1 ĐỨA CON LAI ĐI TÌM CỘI NGUỒN Empty Re: CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN, THỨ SÁU 03/08/12: CÂU CHUYỆN CỦA 1 ĐỨA CON LAI ĐI TÌM CỘI NGUỒN

Post by chaubody Fri Aug 03, 2012 1:36 pm

Rat hay va day cam xuc.
chaubody
chaubody

Posts : 570
Join date : 2010-10-18
Age : 45

Back to top Go down

CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN, THỨ SÁU 03/08/12: CÂU CHUYỆN CỦA 1 ĐỨA CON LAI ĐI TÌM CỘI NGUỒN Empty Re: CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN, THỨ SÁU 03/08/12: CÂU CHUYỆN CỦA 1 ĐỨA CON LAI ĐI TÌM CỘI NGUỒN

Post by roberto Fri Aug 03, 2012 1:56 pm

Thanks chủ topic!
Thật ra thì Tôi đã biết câu chuyện này rất lâu rồi... ngay từ bé Tôi đã nghe giọng hát của Randy rồi...
Chúc anh mau chống tìm lại được mẹ...!
roberto
roberto

Posts : 1619
Join date : 2010-10-18

Back to top Go down

CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN, THỨ SÁU 03/08/12: CÂU CHUYỆN CỦA 1 ĐỨA CON LAI ĐI TÌM CỘI NGUỒN Empty Re: CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN, THỨ SÁU 03/08/12: CÂU CHUYỆN CỦA 1 ĐỨA CON LAI ĐI TÌM CỘI NGUỒN

Post by Sponsored content


Sponsored content


Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum